Mối quan hệ đồng hành – Đôi cánh để trẻ phát huy 5 khía cạnh phát triển cốt lõi
Giai đoạn chuyển từ thiếu nhi sang thanh thiếu niên mang theo nhiều nguy cơ tăng cao các bất ổn trong sức khỏe tâm thần và hành vi, từ rối loạn lo âu, trầm cảm đến những rối loạn trong kiểm soát hành động.
Các chương trình mentoring đã liên tục chứng minh khả năng giúp giảm khó khăn về cảm xúc và hành vi, nhưng những kết quả có thể quan sát được còn khá khiêm tốn giữa các ảnh hưởng lớn khác mà chương trình mang lại. Việc giữ liên lạc thường xuyên, lâu dài giữa mentor và mentee cũng như những nối kết xúc cảm, sự gần gũi giữa họ đã chứng mình được những giá trị tích cực mà mối quan hệ mentoring có thể mang lại.
Các giá trị ấy có thể ngày càng được lan tỏa hơn khi có những nghiên cứu xa hơn tìm hiểu về quá trình một mối quan hệ mentoring có thể mang lại lợi ích cho cả hai phía. Các nghiên cứu hiện tại của PYD cho biết, tiềm năng của quá trình xây dựng mối quan hệ đồng hành mentoring có liên quan đến 5 khía cạnh cốt lõi của sự phát triển (5C):
· Competence – Kỹ năng cơ bản để hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu (kỹ năng xã hội, kỹ năng học thuật và kỹ năng nhận thức)
· Confidence – Sự tự tin (vào giá trị bản thân, lòng tự trọng)
· Connection – Kết nối (Những nối kết tích cực với người khác)
· Character – Tính cách (đạo đức, hệ thống nhân phẩm)
· Care/Compassion – Lòng trắc ẩn (thấu cảm cho người khác)
Nghiên cứu này đào sâu vào vấn đề liệu rằng các chương trình mentoring cho thế hệ trẻ có thật sự giúp các bạn phát triển được 5 khía cạnh này (5C) và liệu rằng các khía cạnh này có thể cùng lúc đó làm giảm thiểu những vấn đề xúc cảm, hành vi được hay không.
Các nhà nghiên cứu phân tích cơ sở dữ liệu có được từ một chương trình mentoring của Big Brothers Big Sisters của Canada. Người tham gia nghiên cứu bao gồm 501 bạn trẻ cùng các bậc phụ huynh được giới thiệu từ 20 đại diện. Những người mentor, sau khi có được sự đồng ý và huấn luyện từ 20 đại diện này, sẽ bắt đầu mối quan hệ mentoring một – một với các bạn trẻ tham gia. Kết quả nhận được sau 11 tháng tham gia và duy trì lịch gặp ít nhất một tuần một lần cho thấy hơn một nửa trẻ (51,8%) có được 5 khía cạnh phát triển tăng cao hơn, đồng thời giảm thiểu được khó khăn hành vi, xúc cảm được báo cáo trước đó. Bên cạnh đó, sự khuyến khích, động viên tích cực từ mentor cũng gián tiếp giảm thiểu khó khăn như 5C.
Những phát hiện trên ủng hộ ý tưởng rằng việc phát triển thông qua mentoring (tức, khuyến khích sự thông hiểu chấp nhận và khuyến khích tương tác) có hiệu quả và có lợi hơn thay cho kiểu dạy dỗ, hỗ trợ theo nguyên tắc (nhằm đào tạo giới trẻ bằng cách ban phát lời khuyên).
Các phát hiện trên có bản chất tương quan vì chúng sử dụng dữ liệu tại một điểm thời gian duy nhất. Song cũng vì lẽ đó, chúng ta không thể kết luận dứt khoát rằng mentoring có thể giúp thanh thiếu niên phát triển 5 khía cạnh mà PYD liệt kê hoặc 5 khía cạnh đó có thể tạo ra những kết quả tích cực đáng mong đợi. Trong thời gian sắp tới, nghiên cứu cần được tiến hành phân tích theo chiều dọc (sử dụng nhiều điểm thời gian).
Tuy có mặt hạn chế song nghiên cứu này đã sử dụng một khuôn khổ lý thuyết vững mạnh dựa trên tài liệu về mentoring và các đánh giá về phát triển thanh thiếu niên tích cực cũng như cung cấp nền tảng hỗ trợ sơ bộ để những tiềm năng nơi thanh thiếu niên cùng các yếu tố cốt lõi cần cho hoạt động can thiệp mentoring.
_ Justin Preston 2 tháng 9, 2016_
Nguồn: http://chronicle.umbmentoring.org/mentors-give-lift-students-five-cs/